Cao gio Giac hoi
Hj! Welcom to forum !!

Join the forum, it's quick and easy

Cao gio Giac hoi
Hj! Welcom to forum !!
Cao gio Giac hoi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vợ chồng giác hơi… xuyên Việt

Go down

Vợ chồng giác hơi… xuyên Việt  Empty Vợ chồng giác hơi… xuyên Việt

Bài gửi  thichcaogio2013 Fri Jul 19, 2013 5:13 pm

đọc trên mạng nên copy


Với toàn bộ gia tài gồm bộ giác hơi, mùng, mền, chiếu, nồi niêu xoong chảo và… cô vợ 28 tuổi, ông Võ Văn Phú, quê gốc Quảng Ngãi, chất tuốt lên xe đạp cà tàng, rong ruổi từ Nam chí Bắc… hành nghề.

Buổi chiều gió bên cánh rừng cao su Bình Phước, bỗng nghe một giọng rao nữ phát ra từ chiếc loa rè chào mời giác hơi, đấm bóp. Nghe gọi, chiếc xe đạp cồng kềnh, lỉnh kỉnh dừng lại. Người đàn ông nhỏ thó trong bộ comple, mũ phớt, mang kiếng đen nhảy tót xuống xe, nở nụ cười: “Mời quý khách giác hơi, đấm bóp cho thư giãn”. Trên xe, người phụ nữ (cũng mang kiếng đen) vẫn ngồi yên. Bộ dạng cả hai như một đôi hề…

Đó là chân dung vợ chồng người giác hơi xuyên Việt, Võ Văn Phú. Quê gốc ông ở Quảng Ngãi nhưng hỏi, ông chỉ cười: “Cần chi quê quán, dừng đâu là nhà, ngã đâu là giường, cho tiện”.

“Vợ nhặt”

Quán vắng, ông gắp cho vợ miếng thịt, nâng ly đánh ực rồi kể chuyện đời mình. “Tui học cái nghề này từ ông sư phụ, học phí mỗi ngày một lít rượu, đúng một tháng ra nghề. Trước đó, tui làm nghề tẩm liệm, sau thấy chán nên đổi. Tưởng chỉ quẩn quanh chái làng, hóa ra nghề này đưa tui đi khắp nước, lại kiếm được bà vợ này…”. Liếc nhìn cô gái, ông nheo mắt cười rồi kể tiếp. Ban đầu ông chỉ quanh quẩn trong làng xã, chân đạp xe, một tay lái, một tay lắc vòng lắc xắc mời chào.

Cho đến một ngày, khi đang rung lắc xắc ở Trảng Bom (Đồng Nai), ông nghe đánh rầm. Tỉnh lại, ông thấy mình nằm trong bệnh viện, bên cạnh là một thanh niên đang năn nỉ ông viết đơn bãi nại, hứa sẽ chăm sóc, bồi thường đàng hoàng. Nhìn cái chân đang bị băng bột trắng toát, ông hỏi bác sĩ: “Liệu tui còn đạp xe đạp nổi không, thưa bác sĩ?”. Bác sĩ trả lời: “Vô tư! Nhưng ông phải tịnh dưỡng một tháng”. Nghe xong, ông đặt bút viết đơn bãi nại, ký tên cái rẹt. Tháng sau, ông lại rong ruổi trên đường.



Hai vợ chồng ông Phú rong ruổi đi… hành nghề



“Rồi trời bù đắp cho tui bà phu nhân này. Tui đi giác hơi trên Gia Nghĩa (tỉnh Đăk Nông) thì gặp bả trong quán. Mới gặp, bả đã kết cái tài ăn nói của tui rồi tự nguyện theo. Tội nghiệp, thằng chồng cũ đánh đập nhiều quá đâm ra bả ốm yếu, đánh chán nó bỏ. Hè hè, bỏ thì tui rinh về. Chăm sóc mạnh khỏe xong, hai đứa dắt nhau đi tiếp”.

Năm sau, ông dẫn “phu nhân” về quê. Mặc cho ông từ tốn thưa, rằng ông về chuyến này để làm bữa cơm ra mắt tổ tiên, ông bà cho danh chính ngôn thuận…, mẹ cô gái la trời la đất một hồi rồi… xỉu. Ông xua mọi người dang ra rồi tự mình xắn tay áo giở ngón nghề… cấp cứu. Sau nửa tiếng cạo gió, giác hơi, “bà già vợ” ông tỉnh lại. “Bả nói âu cũng là số trời, thôi thì má gởi con gái má cho con. Vậy là bả đồng ý cho tui làm rể”, ông cười hề hề…

Chuyến đi nhớ đời…

Mỗi suất giác hơi, đấm bóp ông được trả công 20.000 đồng, ngày vợ chồng ông kiếm ngót nghét 100.000 đồng, kể ra ăn uống chi tiêu tạm ổn nếu không có khoản thuê nhà. “Tui bàn với bả, ở đâu cũng giác hơi, ở đâu cũng làm công lấy tiền, chi bằng ta cứ lang thang cho khỏi… tốn tiền thuê nhà. Bả ừ cái rụp, thế là vợ chồng tui lên đường”, ông kể.

Ông ra tiệm hàn nhờ gắn thêm vài bộ phận vào xe đạp, rồi thì chăn màn chiếu gối, nồi niêu xong chảo… ông chất tần tật lên đó. Tiện thể, ông gắn luôn cái biển ghi “Xe đạp đi giác hơn liên tỉnh miền Đông liên vận Hà Nội” để quảng bá… thương hiệu. Xong, ông trịnh trọng mời vợ lên ngồi sau ba-ga, bắt đầu cuộc hành trình.

“Thế anh ngủ nghê, tắm táp ở đâu, lỡ gặp mưa to gió lớn thì sao?”, chúng tôi hỏi. “Cứ vô quán cà phê làm ly đen đá, xong rỉ tai chủ quán xin tắm nhờ. Còn ngủ hả? Hiên nhà, hiên chợ làm tuốt, loáng cái là tui dựng xong cái lều. Kín lắm!”.

Ông kể, vợ chồng ông vừa có chuyến đi nhớ đời đến tận Hà Nội, ăn Tết xong mới về. “Đi đến đâu người ta cũng cười nắc nẻ khi thấy vợ tui quần jeans, áo thun, kính đen đọc loa chào mời, còn tui thì sơ mi trắng, đeo cà vạt, khoác veston cực kỳ đúng mốt. Nhờ thế ai cũng thương, có người còn mời cơm và cho tá túc qua đêm nữa. Nói thiệt, không gặp tui làm gì bả có cửa ngắm Hồ Gươm, tháp Rùa…”.

Quen với nắng ấm phương Nam nên gặp lúc Hà Nội đang rét, nhìn vợ đêm nằm co ro ông Phú đâm chạnh lòng. Bằng chút kinh nghiệm, ông tìm đến một sòng bạc năn nỉ chủ nhà cho vào đấm bóp khách đánh bạc. Gặp lúc con bạc đang hên, họ còn “boa” cho ông rất hậu hĩnh. Nhờ kinh nghiệm tinh quái này mà vợ chồng ông có chỗ tá túc ấm áp suốt những ngày đông rét.

Cặp đôi tình tứ…

Đến tháng 3, vợ chồng ông về lại phương Nam. Ông bảo kinh nghiệm cho thấy cứ ghé các công trường thi công thế nào cũng có “sô” nhiều. “Nước mình đầy công trường, cứ ghé vô là kiếm bộn tiền”. Có tiền, ông tự thưởng cho hai vợ chồng cốc bia hơi, có khi cũng “bạo gan” làm thử vài món đặc sản.

Dọc đường gió bụi, mệt mỏi, ông kêu vợ giác hơi và ngược lại, khỏe thì đi tiếp. Ông kể, bữa qua đèo Hải Vân ông cố đạp để vợ không đi bộ. “Dè đâu xe lủng cha nó, tội nghiệp, phu nhân tui đành cuốc bộ hết đèo, thương gì đâu!”.

Cái lạnh chiều sơn cước làm ông Phú thấm hơi men nên kể nhiều hơn về cuộc đời chìm nổi của mình. Sở dĩ ông yên tâm rong ruổi vì con cái ông đã lớn, đứa nào cũng có gia đình, nhà cửa ông giao hết cả cho chúng. “Phần tui còn sức cứ đi, còn đấm bóp là còn nuôi được mình. Nói chú nghe, không gì sướng bằng những lần lên tới đỉnh đèo, trời cao gió lộng, nhìn lên thấy mây, ngó xuống thấy biển. Mỗi nơi mỗi khác, đâu đâu cũng có cái hay riêng, thích lắm. Ai cũng nói tui lập dị nhưng nghĩa gì. Tui thấy mình hạnh phúc là được rồi. Trời đất bao la, sợ gì không chốn dung thân. Ở đời sá chi ba chữ giàu nghèo, chú ơi…”, ông vui vẻ cho hay.

Hứng chí, ông lại đọc một đoạn kinh Bát Nhã, rằng “Sắc bất dị không, không bất dị sắc/Sắc tức thị không, không tức thị sắc…” (Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc/Sắc tức là không, không tức là sắc…). Vợ ông cắt ngang: “Ăn đi, uống vào nói nhiều quá!”. “Vợ tui đáng yêu chưa”, ông lại cười khuôn mặt nhỏ thó bám đầy bụi đường nhưng đôi mắt thì trong veo, tuyệt nhiên không đọng một chút buồn…

thichcaogio2013
Mới Biết Cạo Gió
Mới Biết Cạo Gió

Tổng số bài gửi : 12
Join date : 14/06/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết